CÂY TRẦU BÀ CHÂN VỊT HỢP TUỔI NÀO, MỆNH GÌ VÀ CÁCH TRỒNG
- Giới thiệu cây trầu bà chân vịt
Phần lớn cây trầu bà chân vịtdùng để cắm hoa tươi, hoa nghệ thuật. Ít ai biết đến ý nghĩa phong thủy của nó. Ngay cả việc đặt 1 chậu cây trầu bà chân vịt trong phòng làm việc hoặc phòng khách cũng xa lạ với mọi người. Có thể do hình thức của giống cây này không mấy bắt mắt. Nhiều người cho rằng cây trầu bà chân vịt chỉ đẹp khi đứng cạnh loài hoa khác.
Chính vì quan điểm này mà ý nghĩa của phong thủy của cây trầu bà chân vịtdần bị lãng quên. Nếu biết được lợi ích của loại cây này, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua nó.
Giới thiệucây trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt có nhiều loại khác nhau, nhưng thường được biết nhiều với loại trầu bà thanh xuân. Cây có những đặc điểm chính sau đây:
– Thuộc nhóm cây bụi nhỏ, thân thảo, có rễ khí sinh. Thân cây cao từ 0.8m đến 1.2m, chứa nhiều nước.
– Lá cây có nhiều răng cửa xẻ sâu. Cuống lá nhỏ, thon và dài. Lá xòe rộng, mọc theo kiểu xen kẽ, tạo nên những tán cây trầu bà chân vịt có dạng hình tròn.
– Có mùi thơm gần giống với mùi thuốc bắc.
– Công dụng: cây thường được dùng làm nguyên liệu cắm hoa, cây cảnh nội thất trang trí ở trong nhà, văn phòng, thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe của con người.
Lá cây trầu bà chân vịt
Cây trầu bà chân vịt hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Cây trầu bà chân vịt có ý nghĩa phong thủy tốt lành. Nó không kiêng kị với bất kỳ con giáp nào. Đặc biệt hợp với người cầm tinh con ngựa (được người mệnh Mộc thì càng tốt).
Thân cây trầu bà chân vịt có đặc tínhmọng nước. Theo quan niệm dân gian, điều này ám chỉ sự tươi mát và dồi dào như nước. Đặt 1 chậu cây trầu bà chân vịt trong nhà hoặc văn phòng làm việc, bạn sẽ thu được 2 lợi ích: Thứ nhất là không gian mát mẻ sảng khoái. Thứ hai là đón rước may mắn và tài lộc.
Có thể bạn sẽ nghi ngờ lợi ích thứ hai. Phải những người đã trồng và chăm sóc cây trầu bà chân vịt mới thấu hiểu điều này. Họ có chung quan điểm sau “cây trầu bà chân vịt giúp gia thất yên ổn, giảm bớt những trục trặc mâu thuẫn, làm ăn thuận buồm xuôi gió”. Quan điểm tâm linh đúng hay sai phụ thuộc vào chính niềm tin của bạn.
Cách chăm sóc cây trầu bà chân vịt
Trước khi trồng cây trầu bà chân vịt, bạn nên tìm hiểu những đặc tính sinh học của nó. Giống cây này ưa bóng mát, không chịu được ánh nắng gay gắt (hoặc ánh sáng có cường độ mạnh).
Bạn có thể trồng cây trầu bà chân vịt trong nhà hoặc ngoài trời đều được. Nếu là ngoài trời, thì bạn nên chọn vị trí dưới bóng của 1 cây khác. Như thế sẽ tốt hơn cho cây trầu bà chân vịt.
Bạn nên tưới nước mỗi ngày cho cây. Bạn sẽ khá ngạc nhiên về lượng nước cần tưới, bởi nó rất ít (ít hơn nhiều so với các giống cây khác). Bạn chỉ cần vẩy nhẹ 1 ít nước lên lá cây là được.
Nếu bạn trồng cây trầu bà chân vịt trong nhà, hãy mang nó ra ngoài trời để tắm nắng 2 lần/1 tuần. Mỗi lần tắm nắng chừng 2 giờ đồng hồ (thời điểm tắm nắng tốt nhất là 7 giờ – 9 giờ sáng).
Để cây trầu bà chân vịt phát triển tốt, bạn nên bón phân cho cây 1 tháng/1 lần. Bạn nên tìm hiểu kỹ các loại phân bón trước khi sử dụng.
Một khi cây trầu bà chân vịt phát triển tươi tốt, bạn có thể ngắt bớt những chiếc lá của nó để cắm hoa. Lá cây trầu bà chân vịt như tô điểm cho các loài hoa khác (ví dụ như: hoa hồng, hoa lan, hoa hướng dương, hoa đồng tiền,…).
Cây trầu bà chân vịt được trồng ngoài vườn
_____